Priscilla cho biết đó là 3h sáng, đêm thứ 3 trong kỳ trăng mật của 2 vợ chồng ở Florida (Mỹ). Cô từng nghĩ rằng đã gặp đúng người chồng trong mơ, nhưng không ngờ vỡ mộng ngay tuần trăng mật.
"Thay vì hạnh phúc với niềm vui mới cưới. Tôi thực sự sợ hãi người chồng mới của mình", Priscilla chia sẻ.
Mùa hè năm 1989, Priscilla gặp chồng của cô đang làm nhân viên pha chế quán rượu địa phương ở Ireland.
Hai người nói chuyện khá hợp nhau. Chẳng bao lâu sau, họ yêu nhau và hẹn hò.
"Anh ấy giống như một quý ông thực sự. Anh luôn là người trả tiền cho các bữa tối và rất hợp với bố mẹ tôi. Tôi ngỡ mình đã gặp người đàn ông trong mơ", cô cho biết.
Đến cuối năm 1993, anh ngỏ lời cầu hôn và cô đã đồng ý. Sau đám cưới, cặp đôi đi hưởng tuần trăng mật. Những ngày đầu, mọi thứ khá ổn nhưng sau đó, đến đêm thứ 3 thì xảy ra sự việc khiến cô không thể quên.
Người chồng mới cưới thể hiện rõ là người cục cằn, thô lỗ. Anh đánh, đá cô vì để anh một mình và lên phòng trước.
Nhưng đến hôm sau anh đổ lỗi cho việc mình uống quá say và nói rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa.
Cô tin lời anh nói. Cuộc sống hôn nhân của gia đình cô cũng giống mọi cặp đôi khác, thỉnh thoảng cãi nhau về việc để máy sưởi hay dùng nhiều khăn tắm.
Hai năm sau kết hôn, Priscilla mang thai. Cô rất hào hứng, vui mừng chờ đợi thành viên mới của gia đình. Nhưng anh tỏ ra khá lãnh đạm. Từ sau đó, những cuộc cãi vã trở nên thường xuyên và tồi tệ hơn. Chồng cô mê cờ bạc. Hai người thường cãi vã vì chuyện này.
Mặc dù có chung tài khoản ngân hàng nhưng dần dần anh nắm quyền kiểm soát tài chính của cô. Thậm chí, có lúc anh chỉ đưa cho cô 140 USD/tuần (hơn 3,5 triệu đồng).
Đến ngày cô sinh nở, anh cũng đến thăm nhưng không ở lại lâu. Cô một mình xoay xở với em bé mới chào đời.
"Dù đau đớn nhưng đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi", cô nhớ lại.
Những năm sau đó, cô thường xuyên bị bạo hành về thể chất và tinh thần. Anh uống rượu nhiều hơn, say xỉn và chửi bới. Có lần cô bị chồng đánh bầm dập vì không chịu đi quán rượu với anh. Giọt nước tràn ly khi cô phát hiện anh ngoại tình.
Cô đưa con gái về ông bà ngoại bắt đầu cuộc sống mới. "Tôi đã trả hết nợ ngân hàng và bắt đầu 2 công việc kinh doanh. Con gái tôi đã 25 tuổi, trở thành một thiếu nữ xinh đẹp và thành đạt. Con bé giúp đỡ tôi nhiều", cô cho biết.
Hiện cô và con gái đã thành lập một tổ chức ngăn chặn bạo lực gia đình ở Ireland để giúp những phụ nữ khác thoát khỏi hoàn cảnh giống cô ngày xưa.
Có ra ngoài va chạm nhiều mới thấy, đàn ông họ làm việc rất nhiều, đôi khi gấp hai, ba lần phụ nữ. Nên mấy chị em nên ít kêu ca thôi. Nói thật, tỷ lệ phụ nữ hơn đàn ông về sự nghiệp rất ít, xã hội đã phân công rồi. Xung quanh tôi có các gia đình có tài sản lên tới triệu đôla, nhưng phụ nữ giỏi cỡ nào thì tính ra cũng toàn là tiền do các ông làm cả. Nếu đàn ông đã gánh vác phần nhiều về kinh tế, thì việc phụ nữ lo chu toàn việc nhà cũng là điều dễ hiểu.
Bản thân tôi cũng đi làm kiếm tiền, thấy làm việc nhà đơn giản hơn nhiều. Chưa khi nào tôi có ý nghĩ mình đang phải hy sinh nhiều hơn chỉ vì là phụ nữ. Tôi thấy việc nội trợ rất bình thường, thích thì làm, không thì thôi. Tôi cũng không nâng mình lên, chẳng hạ mình xuống. Bố mẹ cũng chưa bao giờ dạy tôi phải hy sinh. Họ chỉ dạy tôi tất cả những gì mà họ có để tôi có đầy đủ kỹ năng sống độc lập.
>> Tư tưởng 'việc nhà là chuyện đàn bà'
Nhiều phụ nữ coi chuyện nội trợ là hy sinh cao cả. Sao chúng ta không nghĩ rằng phụ nữ làm việc nhà chỉn chu, khéo léo hơn đàn ông (do tính cách, đặc điểm cơ thể, bản năng về giới). Sao cứ phải vằn vện cho khổ? Tôi thấy kinh doanh vốn không phù hợp với nữ giới, nhưng chuyên nấu ăn cho mình và mọi người trong gia đình lại rất phù hợp. Chẳng lẽ phụ nữ cứ phải đòi hỏi không lo nội trợ, để đàn ông làm hết mới là bình đẳng ư? Đừng lôi mấy chuyện phụ nữ cũng biết sửa điện, nước... ra làm ví dụ vì nó chẳng đại diện cho bình đẳng.
Quan điểm của tôi là bạn nấu ăn hay không chẳng quan trọng, giống như bạn thích sinh đẻ hay không. Không ai có thể ép ai phải làm gì. Với riêng tôi, nấu ăn cũng vui như các bạn thích làm việc khác. Mỗi năm tôi mời công ty đến ăn hai lần (cả chục bàn). Ai cũng hỏi tôi có nấu không? Tôi kêu tự mình làm hết, đơn giản vì tôi thích vậy chứ chẳng có gì gọi là hy sinh, vất vả cả.
Sống cứ lo thiệt, hơn làm gì cho khổ? Tôi nghĩ đơn giản, phụ nữ thịu đựng được thì ở, không chịu được thì buông, tất nhiên tôi không khuyến khích. Nhưng cái gì cũng cần vừa phải, kể cả chuyện bình đẳng nam nữ. Đừng cứ tự mình làm quá lên, ôm hết việc rồi lại kêu ca, than phiền.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Ảo tưởng hy sinh khi phụ nữ làm việc nhàSau hơn 3 năm nỗ lực, Kiều Trang cũng có được những mối quan hệ tốt, thêm nhiều bạn bè thân thiết. Khi hoàn thành chương trình học, năm 2020, Trang quyết định đến Tokyo làm việc để tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân.
Thành phố mới xa lạ, bạn bè không có khiến Trang lại một lần nữa rơi vào trạng thái cô đơn, hụt hẫng. Cùng với đó, vì chưa có kinh nghiệm làm việc văn phòng, Trang cảm thấy rất áp lực.
Ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, cô còn phải học cách giao tiếp, xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp. Mọi thứ đối với Trang lúc này vô cùng mới mẻ.
Dù khi đó đã không còn rào cản về ngôn ngữ nhưng với Kiều Trang, việc bắt đầu lại các mối quan hệ, làm sao để hiểu về đồng nghiệp hơn cũng là một hành trình hết sức khó khăn. Trang chỉ biết cố gắng, làm hết sức có thể, học hỏi thêm kinh nghiệm của các anh chị đồng nghiệp.
Ban đầu vì chưa quen biết nên mọi người cũng không quan tâm đến Trang nhiều. Sau đó nhờ sự chăm chỉ và cầu tiến, cô dần lấy được cảm tình của mọi người, được tận tình chỉ dạy. Thế nhưng lúc này, Trang lại cảm nhận được những áp lực do chính bản thân mình tạo nên.
Chỉ cần làm việc gì đó chưa như ý, Trang luôn cảm thấy không hài lòng, tự dằn vặt bản thân, làm cho tình trạng ngày một trầm trọng hơn.
"Đó là khoảng thời gian khá tệ với mình, nhiều đêm mất ngủ vì lo lắng công việc. Sau này, khi đã quen, mình bắt đầu thấy nhẹ nhàng hơn. Mình học cách chia sẻ nhiều hơn, dành thời gian nói chuyện với gia đình đặc biệt là làm những việc mình yêu thích. Nhờ vậy mình đã vượt qua được những đêm mất ngủ, cảm thấy bản thân thư thái hơn nhiều", 9X cho biết.
Trải qua nhiều năm ở Nhật, thấm thía nhiều bài học về nghị lực sống, vượt qua khó khăn, Trang càng thêm yêu đất nước, con người Nhật. "Mình may mắn được gặp những người bạn Nhật tốt bụng, hết lòng giúp đỡ mọi người, luôn quan tâm mình. Mình luôn biết ơn những tháng năm ở Nhật đã tôi luyện bản thân trở nên cứng cỏi, mạnh mẽ, giúp mình học thêm nhiều điều mới, cho mình nhiều trải nghiệm thú vị", Trang tâm sự.
Tủ sách miễn phí cho trẻ em nghèo
Khi ổn định mọi thứ, Kiều Trang bắt đầu nghĩ đến chuyện thực hiện ước mơ hằng ấp ủ.
Sinh ra và lớn lên ở đảo Thanh Lân (Quảng Ninh), tuổi thơ của Trang có nhiều thứ khác với các bạn trẻ trong đất liền. Trang nhớ về những ngày thơ bé ở đảo, điện không có, mạng internet cũng không. Tuổi thơ tuy thiếu thốn nhưng Trang luôn cảm thấy hạnh phúc. Ngày đó, Trang và các bạn thường xuyên nhận được quần áo, sách vở từ các bạn trong đất liền gửi vào.
"Hồi còn đi học, ngoài sách giáo khoa thì chúng mình không có thêm sách tham khảo. Mình nhớ có những chương trình tặng sách, quần áo cho học sinh biển đảo xa xôi từ các bạn trong đất liền gửi ra. Đó là khi mình có cơ hội tiếp cận với sách, cũng từ đó mình dần có thói quen đọc", Trang cho hay.
Đam mê với sách nhen nhúm từ khi đó. Sau này khi là sinh viên đại học, Trang thường xuyên tham gia các buổi ra mắt sách, tìm thú vui trong sách.
Cô chọn sách là người bạn chia sẻ những cảm xúc của mình. Mọi khoảnh khắc, dấu mốc quan trọng là nhờ có được từ việc đọc sách.
Vậy nên, Trang luôn hi vọng các bạn nhỏ cũng sớm hình thành được thói quen đọc sách. Và đó là lúc dự án thư viện sách miễn phí cho trẻ em "Book for Love" được ấp ủ.
Tháng 9 năm 2019, Trang đăng kí cuộc thi Miss Vysa Osaka 2019 do Hội thanh niên sinh viên Việt Nam Vysa Osaka tại Nhật dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam tổ chức. Cô gái trẻ chia sẻ dự án về tủ sách của mình tại quê hương vùng đảo và nhận được sự ủng hộ của nhiều người.
Sau này, nhờ bạn bè, người thân và những người cùng chung ý tưởng giúp đỡ, Trang đã thực hiện được 2 tủ sách dành tặng cho các em học sinh vùng khó khăn. Tủ sách "Book for Love" đầu tiên được đặt tại điểm trường Tiểu học xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh vào ngày 29/2/2020.
Bạn bè ở Nhật cũng như ở Việt Nam hết sức ủng hộ dự án ý nghĩa này của Trang. Đến ngày 25/1/2021, tủ sách "Book for Love" thứ 2 ra đời tại điểm trường Huổi Ít A, bản Huổi Mí, xã Huổi Mí, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
““Book for Love” mang ý nghĩa từ những cuốn sách gửi gắm tình yêu của mình đến nơi mình sinh ra và lớn lên, đến những nơi mình đã đặt chân qua trên khắp dải đất hình chữ S. Mình muốn dùng những cuốn sách mang lại những giá trị nhân văn và tốt đẹp nhất tới cho các em nhỏ từ những vùng núi tới hải đảo xa xôi.
Hy vọng những cuốn sách là hành trang giúp các em có thói quen đọc sách, là điểm tựa đưa các em đến những hành trình xa hơn, ươm mầm từ những ước mơ của chính các em”, Trang bộc bạch.
Dù còn bận rộn với nhiều công việc nhưng hiện tại Kiều Trang vẫn không ngừng “chăm sóc” cho dự án sách của mình.
“Có lẽ mình sẽ trở về Việt Nam, tiếp tục phát triển công việc kinh doanh và thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện để xây dựng được nhiều tủ sách miễn phí cho trẻ em vùng núi và những nơi hải đảo xa xôi", Kiều Trang nói về dự định trong 2 năm tới.
Tú Linh
Ảnh: NVCC